Bốn công ty phát hành phim lớn nhất Việt Nam kêu cứu Thủ tướng - BLOG TÂM SỰ

Breaking News

Bốn công ty phát hành phim lớn nhất Việt Nam kêu cứu Thủ tướng

Mới đây, bốn nhà phát hành và sở hữu rạp chiếu lớn nhất Việt Nam gồm CGV, Galaxy, BHD và LotteCinema đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ để xin hỗ trợ trước nguy cơ phá sản. 

Bốn công ty phát hành phim lớn nhất Việt Nam kêu cứu Thủ tướng
Các hệ thống rạp chiếu phim lao đao vì dịch bệnh. 


Đơn kiến nghị dài 3 trang, lần đầu tiên có sự góp mặt của bốn ông lớn trong ngành kinh doanh rạp chiếu Việt Nam, được gửi đi từ ngày 19/5, tức là sau khi hầu hết các rạp chiếu phim trên cả nước đóng cửa để phòng chống dịch. 

Nội dung có đoạn: "Kể từ cuối tháng 1 năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán và mùa hè năm nay, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành điện ảnh cũng như tới tâm lý khách hàng, nguồn phim và kế hoạch sản xuất phim.

Từ tháng 2/2020 đến nay tình hình càng trở nên trầm trọng khi tất cả các hoạt động vui chơi giải trí, rạp chiếu phim phải đóng cửa nhằm nỗ lực ngăn chặn đại dịch theo các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của các tỉnh, thành. Trong giai đoạn này, doanh thu từ hoạt động chiếu phim và phát hành phim của các doanh nghiệp điện ảnh gần như bằng 0, trong khi các doanh nghiệp vẫn phải gồng gánh các chi phí như tiền thuê mặt bằng, lương và phúc lợi cho nhân viên nhằm góp phần duy trì an sinh xã hội nói chung và ổn định cuộc sống người lao động nói riêng. 

Với tình trạng trên thì dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có thể lâm vào phá sản, kéo theo sự suy thoái của một ngành điện ảnh là điều tất yếu. Vì vậy bằng văn bản này, chúng tôi khẩn thiết kiến nghị Chính phủ và Bộ ngành có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp điện ảnh nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn này". 

Bốn công ty phát hành phim lớn nhất Việt Nam kêu cứu Thủ tướng
 'Fast 9' đáng lẽ ra rạp Việt từ 28/5 đã phải hoãn lại vì rạp chiếu đóng cửa. 

Bên cạnh việc chia sẻ tình cảnh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp điện ảnh trên đề xuất một số phương án hỗ trợ. Cụ thể đó là: 

1. Hỗ trợ duy trì lao động tránh sa thải hàng loạt: Tiếp tục duy trì lao động trong giai đoạn này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy để tránh tình trạng các doanh nghiệp buộc phải sa thải hàng loạt người lao động (hơn 10.000 người lao động), rất mong Lãnh đạo Chính phủ và Bộ ngành xem xét cho rạp chiếu phim sớm được hoạt động trở lại và đảm bảo nguyên tắc 5K.

2. Hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về thanh toán: Trước áp lực dòng tiền phải trả rất lớn mà không có doanh thu, rất mong Lãnh đạo Chính phủ và Bộ ngành có thể xem xét, kiến nghị ban hành các chính sách sau đề hỗ trợ doanh nghiệp điện ảnh thoát khỏi nguy cơ phá sản trong thời gian tới:

a. Ban hành chính sách hỗ trợ nhằm tái cấu trúc nợ vay, giảm hoặc miễn lãi vay, hoặc cấp gói tín dụng ưu đãi mới nhằm giúp cho doanh nghiệp điện ảnh duy trì các hoạt động cơ bản trong thời gian đóng cửa rạp chiếu phim để phòng chống dịch Covid-19.

b. Cấp tài trợ/gia hạn thời gian nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phí công đoàn cho tất cả các doanh nghiệp ngành điện ảnh đến hết ngày 31/12/2021.

c. Giảm 50% thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp điện ảnh thu được và hoãn việc nộp thuế giá trị gia tăng phải nộp đến ngày 31/12/2021, miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động của các doanh nghiệp điện ảnh.

d. Giảm 50% giá các dịch vụ tiện ích như điện, nước cho các doanh nghiệp điện ảnh đến 31/12/2021, vì tiền điện là một trong những khoản chi phí trọng yếu của các doanh nghiệp hoạt động rạp chiếu phim.

e. Điều chỉnh tăng hạn mức chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2021 từ 30% EBITDA lên 50% EBITDA.

f. Có chính sách vận động hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản qua đó tạo điều kiện để các đơn vị cho thuê mặt bằng miễn giảm tiền thuê, phí dịch vụ cho các đơn vị rạp chiếu phim trong thời gian phải đóng cửa vì dịch bệnh và ít nhất 6 tháng kế từ khi rạp hoạt động trở lại.

g. Có hướng dẫn cụ thể đối với việc miễn giảm chí phí thuê mặt bằng do ảnh hưởng sự kiện bất khả kháng liên quan đến dịch Covid-19.

h. Ghi nhận hoạt động chiếu phim phục vụ giải trí cũng là hoạt động thiết yếu trong thời đại ngày nay. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay việc giải trí cũng càng nên được thúc đẩy nhằm giảm thiểu các chứng bệnh do căng thăng tâm lý, góp phần giảm áp lực cho ngành y tế.

i. Cho phép các rạp chiếu phim được hoạt động trở lại với điều kiện đảm bảo phương án 5K trong phòng chống dịch. Thực tế rạp chiếu phim là nơi có thể áp dụng phương án 5K tốt nhất, vì khán giả vào rạp chỉ tập trung xem phim mà không nói chuyện, việc ăn uống bắp, nước đều được phục vụ theo khẩu phần riêng, ghế ngồi hoàn toàn có thể giãn cách giữa các khán giả và đặc biệt là với công nghệ vé điện tử thì khách hàng có thể vào phòng chiếu sau khi áp dụng 5K mà không phải tập trung tại quầy vé.

3. Hỗ trợ bình ổn hoạt động rạp chiếu phim: Khi rạp chiếu phim hoạt động trở lại, rất mong Chính Phủ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp điện ảnh thông qua các chương trình quảng bá phim ảnh đến công chúng nhằm kích cầu toàn bộ ngành kinh tế nói chung và ngành điện ảnh nói riêng". 

Bốn công ty phát hành phim lớn nhất Việt Nam kêu cứu Thủ tướng
 Doanh thu các rạp chiếu Việt Nam bằng 0 vì rạp đóng cửa và không có khán giả.


Cuối đơn kêu cứu, các doanh nghiệp điện ảnh mong Lãnh đạo Chính phủ và Bộ ngành khẩn thiết xem xét và chấp thuận nhằm hỗ trợ và tạo động lực cho các doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, đạt mục tiêu chung của ngành, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. 

Quỳnh An 

'Bố già' cán mốc 400 tỷ khó tin sau 1 tháng ra rạp

'Bố già' cán mốc 400 tỷ khó tin sau 1 tháng ra rạp

Tròn 1 tháng ra rạp, tính từ 5/3 đến 5/4, phim 'Bố già' của Trấn Thành đã cán mốc doanh thu 400 tỷ, con số chưa phim nào chiếu rạp ở Việt Nam có được.

No comments