Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng phản hồi về thông tin y khoa trong phim Bố già - BLOG TÂM SỰ

Breaking News

Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng phản hồi về thông tin y khoa trong phim Bố già

Vũ Ngọc Đãng phản hồi về những ý kiến liên quan đến những thông tin y tế trong bộ phim Bố già gây ý kiến trái chiều những ngày vừa qua.

Bắt đầu ra mắt từ 5/3, phim Bố giàdo Trấn Thành đầu tư, biên kịch đồng đạo diễn với Vũ Ngọc Đãng và diễn xuất trong vai trò diễn viến chính đã thành công vang dội khi trở thành phim Việt có doanh thu lớn nhất lịch sự, theo công bố chính thức mới nhất là hơn 300 tỷ. 

Câu chuyện gần gũi, kịch bản, đầu tư khá chỉn chu giúp bộ phim tiếp cận được nhiều tầng lớp và trở thành cơn sốt khi khán giả đổ ra rạp để theo dõi câu chuyện gia đình nhà ông Ba Sang - nhân vật do Trấn Thành thủ vai.

Tuy nhiên, bên cạnh câu chuyện tình cảm gia đình lay động, chạm đến cảm xúc người xem, Bố già cũng lại một số thắc mắc của khán giả về các thông tin y khoa được sử dụng trong phim, như nhân vật Ba Sang của Trấn Thành bị phát hiện suy thận giai đoạn cuối và buộc phải ghép thận. Trong phim, lúc đầu ông không đồng ý cho con trai hiến thận vì có thể nguy hiểm tính mạng do bị bệnh tim nhưng cuối cùng, hai người cũng thực hiện ca phẫu thuật, hay một lời thoại của diễn viên dẫn lời của bác sĩ trước ca mổ ghép thận bệnh nhân không được uống nước, hoặc chuẩn bị mổ ghép thận mà bệnh nhân lại nằm ngửa, điều dưỡng viên hỏi đồng nghiệp như dụng cụ đã đủ chưa trong phòng mổ....

Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng phản hồi thông tin y khoa trong phim 'Bố già'
Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng là đồng đạo diễn phim Bố già.

Trước những ý kiến thắc mắc của khán giả gửi về mục diễn đàn phim Bố giànhững ngày qua, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng đã có cuộc trao đổi ngắn với VietNamNet về nội dung này.

Những ngày vừa qua, ngoài những thông tin tích cực về phim Bố già, cũng có nhiều ý kiến phê bình, anh đón nhận những ý kiến thế nào?

Tôi nghĩ Bố già không phải là phim xuất sắc về đạo diễn hay cấu trúc hay tất cả mọi thứ. Phim Bố già là phim về cảm xúc nên tôi nghĩ là nếu như phim chạm được đến trái tim ai, người đó sẽ rất yêu thích bộ phim, nên khi phim không chạm được, mọi người có thể chê, việc đó bình thường thôi.

Tôi nghĩ là phim đã chạm đến hàng triệu trái tim bởi sau khi xem phim xong, các bạn trẻ về nhà đưa bố mẹ, những người chưa bao giờ ra rạp, phải đi xem phim. Có những người bảo: “Ủa, tại sao phải ra rạp coi phim?”, người con đáp: “Bố mẹ phải ra đi, không ra là con giận” và bố mẹ thắc mắc: “Tại sao nó lại bắt mình đi coi phim này? Không đi coi là giận luôn?” và xem xong là khóc ngoài rạp luôn.

Diễn viên Lê Hóa có con gái tên là Emma, năm nay 21 tuổi. Chị nói Emma đi xem 2 lần và đã thay đổi rất nhiều cách cư xử với mẹ. Trước đây, Emma thương mẹ nhưng bây giờ còn thương hơn nhiều và chị rất xúc động vì chuyện đó.

Điều mà Bố già làm được hơn những bộ phim khác là gắn kết mọi gia đình, yêu thương nhau hơn và hiểu nhau hơn. Điều này đáng mừng bởi vì ở Việt Nam, mọi người yêu thương nhau nhưng mà chưa có nhiều thấu hiểu. Yêu thương nhau mà không thấu hiểu sẽ làm cho người khác đau khổ, yêu thương mà thấy hiểu sẽ làm cho mọi người hạnh phúc, gắn kết lại với nhau hơn.

Tôi sống bên cạnh phòng một bạn học sinh. Bạn xem phim về xong, gọi cho cha mẹ, khóc nức nở, “Mẹ ơi, bố đang ở đâu?” rồi khi mẹ chuyển điện thoại sang cho bố, bạn khóc rất nhiều. Cả gia đình ngạc nhiên là tại sao con đi coi phim về gọi điện khóc như vậy, thế là cả gia đình ra rạp xem một lần nữa. Cả nhà đi coi về xúc động vì bộ phim khiến cho gia đình gắn kết hơn, yêu thương nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn và thông cảm nhau hơn. Đó là điều tuyệt vời nhất mà Bố già làm được. Bố già không phải là một bộ phim quá hay hay quá độc đáo về cách xử lý, đó là một bộ phim chạm đến trái tim của mọi gia đình.

Một số khán giả kể cả những người trong ngành y tế có đưa ra một số thông tin liên quan đến kiến thức y học ở trong phim, ví dụ như bệnh nhân chuẩn bị ghép thận mà lại nằm ngửa, chuẩn bị mổ lại uống nước…. Là đạo diễn của phim, anh lý giải điều này ra sao?

Lúc Trấn Thành nói rằng nhân vật của Trấn Thành chuẩn bị ghép thận nên không được uống nước, nhưng tôi nói cha của tôi bị suy thận, từng chạy thận và cha vẫn uống nước bình thường. Tuy nhiên khi nói chuyện với cô bán nước sâm mà mỗi ngày tôi mua cho đoàn phim, cô bảo mẹ của mình cũng bị thận và cũng không được uống nước.

Nên khi làm phim, Trấn Thành cũng đã nghiên cứu rất nhiều trường hợp những người bị bệnh thận và không được ăn mặn. Cha tôi thì được ăn mặn bình thường, chỉ có điều một tuần phải chạy thận 3 lần. Thông tin trên phim cũng tùy theo những trường hợp khác nhau, không phải ai cũng giống nhau hết.

Mời quý vị xem thêm các bài của độc giả tham gia diễn đàn phim Bố già:

Bài 1: Phim 'Bố già' của Trấn Thành: Hay thì thật hay nhưng vẫn còn sạn

Bài 2: 'Bố già' không phải phim ngành y tế đặt hàng mà đòi sát thực tế

Bài 3: 'Bố Già' - sạn từ đâu mà có?

Bài 4: 'Bố già': Mối quan hệ gia đình xây dựng chắp vá, bản năng

Bài 5: Phim 'Bố già': Hâm mộ, yêu thích nhưng cái gì kém vẫn phải chê!

Bài 6: Các bác sĩ hãy thông cảm cho phim 'Bố già'

H.N

Trấn Thành: 'Tôi luôn nói bố mẹ 'hãy dùng tiền của con và đi chơi đi''

Trấn Thành: 'Tôi luôn nói bố mẹ 'hãy dùng tiền của con và đi chơi đi''

Diễn viên Trấn Thành đã có buổi trò chuyện với VietNamNet chia sẻ về bộ phim Bố già, về người cha, về vợ...

No comments