Gặp lại chị Hằng, chú Cuội trên từng "họa phẩm" sơn mài dịp Trung thu
Họa phẩm "Bóng trăng thu" của họa sĩ Hoàng Hữu Vân được thể hiện trên chất liệu sơn ta truyền thống gợi về một đêm trăng rằm tháng 8, với hình ảnh bé gái đang ngước đôi mắt trong veo nhìn lên bầu trời, với những hình ảnh quen thuộc của một Trung thu ký ức: chị Hằng, chú Cuội, bánh nướng, bánh dẻo, múa lân, rước đèn…
Tất cả là không gian của hoài niệm, đưa người xem trở lại không khí và hương vị Tết Trung thu đã thuộc về ký ức của nhiều người Việt. Câu chuyện giản dị về một đêm trăng đoàn viên ánh lên trong mắt trẻ thơ, hay trong nỗi niềm của những người trưởng thành hướng về gia đình, quê hương, nguồn cội đã được các nhà thiết kế trẻ tuổi đưa vào bộ sưu tập "Ánh trăng".
Là người say mê văn hóa truyền thống, với hành trình hơn 20 năm tìm kiếm chất liệu cho những thiết kế ứng dụng thuộc lĩnh vực quà tặng và vật phẩm lưu niệm mang đậm bản sắc Việt, chị Hoàng Mỹ Liên chia sẻ: "Bộ sưu tập "Ánh trăng" với hộp sơn mài được thực hiện bởi những người thợ lành nghề của làng sơn mài Hạ Thái cùng hương vị truyền thống của bánh trung thu do các nghệ nhân ẩm thực chế biến chính là điểm chạm cảm xúc giữa văn hóa giữa truyền thống và hiện đại".
Nền tảng văn hóa, nghệ thuật ấy chính là chất liệu quý giá cho các thiết kế sản phẩm ứng dụng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm Việt, đồng thời lan tỏa văn hóa một cách mới mẻ và cuốn hút. Đội ngũ sáng tạo bộ sưu tập "Ánh trăng" mong muốn cũng giống như Hermes, họ sẽ tiếp tục hành trình dự án chạm tới ước mơ để đưa đến thật nhiều câu chuyện về văn hóa, tinh hoa Việt.
Với bộ sưu tập "Ánh trăng", nghệ thuật hội họa được tôn vinh bởi kỹ thuật sơn mài từ làng nghề Hạ Thái. Mỗi sản phẩm không chỉ "chạm" bằng cảm xúc, bằng các giác quan khi được chiêm ngưỡng mà còn là những sản phẩm nghệ thuật đạt trình độ cao. Đó cũng là cách những người tạo ra bộ sản phẩm này kể câu chuyện về tình yêu và cách giữ bản sắc Việt trong trên từng sáng tạo mới mẻ.
No comments